Giỏ hàng

 

I.Hệ Thống Tủ Điện

Tủ điện T2PE là giải pháp tiêu chuẩn cho ngành xây dựng và công nghiệp kỹ thuật và được sản xuất theo từng nhu cầu của mỗi khách hàng.

Các bảng phân phối điện của chúng tôi có mức công suất lên đến 7400A có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống phân phối điện. Điều này đã được chứng minh qua các dự án bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước.

1.Tiêu Chuẩn Sản Xuất

Cấu tạo tủ điện:

Khung tủ và vỏ tủ: Phần khung tủ được chết tạo từ tole mạ kẽm hoặc tole đen sơn tĩnh điện liên kết với nhau tạo thành khung tủ đạt yêu cầu kỹ thuật. Khung này sao gồm các tấm che và các cấu kiện cơ bản. Điều này đảm bảo cho tủ được chế tạo theo tiêu chuẩn module hoá.

Nghĩa là các chức năng tủ điện phải đảm bảo có thể lắp đặt dưới dạng module độc lập.

Đơn vị vận chuyển: Một hoặc nhiều module tủ tạo thành một đơn vị vận chuyển. Chiều dài tối đa của một đơn vị vận chuyển là 2.400 mm. Tại nơi lắp đặt các đơn vị vận chuyển có thể nối ráp lại với nhau.

2. Cấu Trí Tủ Điện

  1. Dòng điện định mức của thanh cái chính
  • Thanh cái được chế tạo từ đồng đỏ có độ dẫn điện rất cao.
  • Hệ thống thanh đỡ thanh cái được chế tạo từ vật liệu cách điện tổng hợp có sợi thuỷ tinh do đó cấp chống cháy và cách điện tối đa.

II.    Hướng Dẫn Lắp Đặt & Sử Dụng.

GIỚI THIỆU

  •  Tủ  điện T2PE  được chia thành từng khoang tủ  riêng biệt để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp đặt tại công trường.
  •  Trước khi xuất xưởng, sản phẩm T2PE chúng tôi được kiểm tra nghiêm ngặt được test các đặc tính , điện bằng dụng cụ chuyên dụng bởi kỹ thuật viên phòng QC nhà máy.

 

 

Chỉ Dẫn An Toàn

 

GIAO HÀNG

1)  Tủ điện T2PE chúng tôi thường được  đóng  gói và vận chuyển theo từng tủ một. Có 2 loại đóng gói tủ điện như sau:

  •  Đóng gói tiêu chuẩn: Tủ được quấn ni lông, bọc xốp ở ngoài mặt cánh tủ (nếu có các thiết bị ngoài mặt cánh) và bọc bìa giấy ở ngoài cùng.
  •  Đóng gói để xuất khẩu: Cho vào tủ các túi hút ẩm, sau đó bọc lại bằng  ni lông và bọc xốp mặt ngoài cánh tủ (nếu có các thiết bị ngoài mặt cánh) sau đó đóng vào thùng gỗ.

NHẬN HÀNG:
  •     Khi nhận hàng trước khi di chuyển, khách hàng phải kiểm tra đảm bảo vỏ bọc bên ngoài tủ không bị hỏng. Khách hàng nhận đủ tất cả những mục như trong danh mục hàng hóa.
  •     Kể cả khi vỏ bọc tủ còn nguyên vẹn, khách hàng vẫn nên mở ra để kiểm tra trước sự mặt của nhân viên vận chuyển.
  •     Kiểm tra tên người nhận trọng lượng hàng. Kiểm tra toàn bộ thiết bị để đảm bảo không hỏng trong quá trình vận chuyển.
  •     Kiểm tra thông tin trên nhãn tủ đảm bảo đúng như thông tin trong biên bảo giao nhận hàng hóa. Nếu hỏng hoặc thiếu hàng, thông báo cho ngay cho T2PE bằng văn bản để chúng tôi giải quyết thắc mắc trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhận được thông tin phản hồi.

 DI CHUYỂN:

  •     Tủ điện được vận chuyểncông trường trên các pallets hoặc các con trượt. Tháo bỏ các pallets sau khi tủ được cho vào vị trí. Kích thước tr ọng ợng của tủ  được ghi trên bao . Tủ điện thể vận chuyển từ 2 hướng:
  •      Đáy tủ: Tủ điện thể  được nâng lên từ mặt trước hoặc sau của pallets lực bằng xe nâng. Phải rất cẩn thận trong quá trình nâng di chuyển tủ,
  •     Nóc tủ: Bắt buộc phải dùng cáp treo khi tủ được cẩu từ nóc. Cáp phải đủ số lượng trong tình trạng tốt. Cáp treo phải đư ợc cố  định vào 4 móc cẩu trên nóc tủ. Điều chỉnh độ dài của cáp treo đảm bảo góc giữa 2 cáp treo không vượt quá 60 độ. Trong thường hợp đặc biệt khi phải cẩu cả dàn tủ gồm nhiều module tủ ghép lại:

  •     Tăng cường kết cấu khí giữa các module tủ  với nhau.
  •     Sử dụng dầm nâng nối trực tiếp tới các khung đỡ của tủ.

Chú ý: Phải rất cẩn thận khi nâng di chuyển tủ. Do trọng tâm tủ cao nên tủ rất dễ bị nghiêng đổ khi di chuyển.

  Lưu kho

  •     Tủ cần được lưu kho trong điều kiện được xếp trên mặt phẳng không bị nghiêng lệch, trong môi trường khô ráo thông thoáng, không bị ảnh hưởng bởi mưa gió (đối với tủ trong nhà), không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ  cao bụi bẩn.
  •      Nếu thể nên để nguyên cả vỏ bọc cho tới khi lắp đặt. Nhiệt độ lưu kho cho phép từ  - 25°C to +70°C.

 CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
  •  Mặt bằng đặt tủ  phải sạch sẽ, bằng phẳng. Sai lệch cao độ ≤ 2mm/m.
  • Phía mặt trước tủ nên để khoảng trống ít nhất 1200mm (hoặc 1600mm cho tủ 6300A) để thể mở được cửa, không gian thực hiện việc bảo dưỡng tủ hoặc khi cần thiết thể  sử dụng thiết bị nâng. Để khoảng trống dự phòng cho việc mở rộng tủ về sau.  Trường hợp cáp vào từ nóc tủ để khoảng trống ít nhất 600mm phía trên tủ.
  • Trường hợp cáp vào từ đáy tủ, 2 trường hợp dưới đây:
  •  Cáp đi qua mương cáp phía dưới đáy tủ: Trường hợp này độ sâu mương cáp phải đảm bảo tối thiếu 600mm để đủ độ uốn vòng của cáp.
  • Cáp đi qua sàn giả: Trường hợp này phải khoan lỗ dưới sàn để luồn cáp.

V. LẮP ĐẶT

  • Đặt các module tủ vào đúng vị trí cần lắp đặt.
  • Gỡ bỏ tất cả phần bao bọc khi vận chuyển tủ.
  • Tháo các tấm che và các phần phụ  khác để thu ận tiện cho quá trình thao tác trong tủ.
  • Các module tủ cóthể được lắp đặt bắt đầu từ phải qua trái, từ trái qua phải hoặc từ giữa.
  •  Đặt khoang tủ đầu tiên vào vị trí và bắt chặt xuống nền bằng bulong M12 dùng các lỗ có sẵn trên đế tủ.
  •  Module tủ thứ hai ghép với module tủ thứ nhất bằng bulong M10 dùng các lỗ đã có sẵn trên khung tủ.
  •  Làm tương tự cho các module tủ còn lại.

 Nối các thanh cái thanh tiếp địa

  •  Để bản đồng nối phía dưới thanh cái đồng rồi đẩy lên vào giữa các khe của thanh cái.
  • Gióng thẳng hàng các lỗ để  xỏ bulong.
  • Bắt bulong, long- đen ê cu.
  • Chiều dài bulong phụ thuộc vào số thanh đồng cần nối khoảng cách cách điện yêu cầu.
  • Siết chặt tất cả các Ê-cu với -men yêu cầu dùng cờ-lê lực như trong bảng 4 bên dưới.
  •  Sau khi đã siết chặt, đánh dấu vào ê-cu với một vệt sơn màu xanh hoặc đen.
  • Trong một vài trường hợp, để thuận lợi cho quá trình lắp bản đồng nối, thể tạm thời tháo thanh kẹp sứ đỡ thanh cái ra. Sau khi đã lắp xong tất cả các bản nối đồng phải lắp trả lại với -men lực siết như trong hình bên.

                                          

 →Trước tiên nối đất phần thanh tiếp địa của tủ để đảm bảo an toàn cho người thao tác.

→Phải rất cẩn thận khi đấu cáp, tránh để tác động lực học lớn vào phần đầu cực của thiết bị.

→Cáp vào từ  nóc

  •       Tháo nóc tủ hoặc tháo tấm luồn cáp.
  •       Khoan lỗ phù hợp để lắp ốc siết cáp.
  •        Lắp ốc siết cáp với IP phù hợp cho tủ.
  •        Lắp lại nóc hoặc tấm luồn cáp.
  •        Luồn cáp qua lỗ.
  •        Cáp phải đi vào đúng vị trí, cứ mỗi đoạn 400mm lại được cột vào thanh đỡ cáp.
  •        Bó các sợi cáp cùng một pha lại với nhau. Số sợi cáp trong mỗi bó phụ thuộc vào đường kính của cáp.

→Cáp vào từ đáy tủ:

  •      Tháo tấm bịt đáy tủ.
  •       Khoan lỗ phù hợp để lắp ốc siết cáp.
  •       Lắp ốc siết cáp phù hợp IP tủ điện.
  •       Lắp lại tấm bịt đáy tủ.
  •       Luồn cáp qua lỗ.
  •       Cáp phải đi vào đúng vị trí, m ỗi đoạn 400mm lại được buộc vào thanh đỡ cáp.
  •       Trường hợp không có tấm bịt đáy tủ, cáp vào được buộc vào thanh đỡ cáp ở phía đáy của module tủ.

 →Đấu cáp vào đầu cuối của thanh cái.

  •       Dùng đầu cose để đấu cáp vào đầu cuối của thanh cái. Nếu sử dụng cáp nhôm thì phải dùng đầu cose lưỡng kim khi đấu vào thanh cái đồng.
  •       Khi đấu nhiều cáp vào các thanh cái cùng một pha phải bắt các đầu cose đối diện nhau và dùng thêm một miếng đồng.
  •       Tất cả được bắt chặt bằng bulong và ê-cu 8.8 với mo-men lực siết như trong bảng 4 dưới đây

Bảng tra lực xiết bulong


→ Nối dây nhị thứ

Luồn dây trong máng cáp:

  •           Máng cáp phải được bắt chặt tại các vị trí cách nhau 600mm.
  •           Máng cáp không được lấp đầy quá 70%.
  •           Không được rút dây khi đi trong máng cáp.

Nối cáp vào cực thiết bị :

  •        Phải nhét tất cả các sợi cáp vào trong lỗ cực thiết bị.
  •        Bắt chặt nhưng chú ý không để  làm đứt các sợi cáp
  •        Cáp phải có lớp bảo vệ :
  •        Tiếp địa lớp bảo vệ của cáp.

Chú ý: Máng cáp phải được bắt chặt bằng vít phù hợp để  tránh nguy cơ làm đứt cáp.

 

 

  •        Đo cách điện với thiết bị đo cách điện chuyên dụng và hệ thống phải được cấp điện áp ít nhất 500VDC.
  •        Điện trở cách điện đo được phải đạt ít nhất 1000 ohms/V.
  •        Nếu giá trị điện trở cách điện đo được thấp hơn yêu cầu ta phải sấy khô tủ (bằng điện trở, bóng đèn) trong 24h và thực hiện đo lại.
  •        Các thí nghiệm kiểm tra về điện môi đã được thực hiện tại nhà máy (xem biên b ản thí nghiệm xuất xưởng).
  •        Các bước đấu dây và kiểm tra cuối cùng.

  •        Đấu lại cực tếp địa đã được tháo trước khi đo kiểm tra cách điện và điện môi.
  •        Kiểm tra tiếp xúc giữa các phần dẫn điện khác nhau của tủ (long- đen, dây tiếp địa cánh tủ). Độ chặt của tất cả các điểm đấu nối điện, cơ khí và bulong bắt cố định tủ bằng cách sử dụng cờ- lê lực.

  →Các mục cần kiểm tra khác.

  •         Độ vững chắc của các thiết bị.
  •         Kiểm tra nhãn mác, đánh dấu trên tủ điện, trên mạch động lực mạch điều khiển.
  •         Nhìn kiểm tra tất cả các bề mặt ngoài lớp sơn. Sơn chấm lên trong trường hợp bị xước hoặc hỏng.

 

 

 

Kết nối với chúng tôi