Giỏ hàng

QUY TRÌNH THỰC HIỆN BẢO TRÌ -BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN

 

TẠI SAO PHẢI CẦN BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN THƯỜNG XUYÊN?

 

1. LỢI ÍCH TỪ CÔNG TÁC BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG:

- Giảm thiểu rũi ro đến mức thấp nhất khi xảy ra sự cố liên quan đến tính mạng con người, gây hư hỏng thiết bị cung cấp, máy móc sản xuất

- Tránh được gián đoạn gây thất thoát tổn thất trong quá trình sản xuất, vận hành

- Khấu hao cho thiết bị được giảm tối đa, tăng tuổi thọ, giảm chi phí tái đầu tư

- Nâng cao hiệu suất sử dụng điện tránh được tổn thất năng lượng, bị phạt vô công

2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HỎNG HÓC HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN:

KẾ HOẠCH DỰ KIẾN

3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  1. BƯỚC 1: ( Khảo sát cơ bản)
  1. Trao đổi tiếp cận khách hàng theo nội dung bảng “A. NỘI DUNG CHÍNH KHẢO SÁT CƠ BẢN”
  2. Lập bảng khảo sát cơ bản bảng KS1.1 – 1.4  ( thống kê số liệu hạng mục chi tiết tủ cho từng loại tủ điện)

  1. BƯỚC 2:

1. Lập bảng báo giá 1-1 gửi khách hàng ( Nội dung báo giá gồm chi phí công tác kiểm tra và công tác bảo dưỡng vệ sinh và kế hoạch triển khai)                                                            

  1. BƯỚC 3:

1. Thực hiện báo giá 1-1 theo kế hoạch đã thống nhất:

  • Lần 1: Khi phụ tải đang hoạt động full tải: đưa thiết bị đo xuống kiểm tra, phân tích. Thời gian 4-8h
  • Lần 2:Cho phép ngắt điện nguồn tổng, tủ vẫn còn nguồn hoạt động nhưng không tải: Kiểm tra tình trạng từng thiết bị, hiệu quả mạch điện. Thời gian 1-2 ngày ( tùy theo khối lượng)
  • Lần 3: Gửi báo cáo sau khi hoàn tất kiểm tra

2. Lập bảng báo giá 1-2 gửi khách hàng ( Nội dung báo giá gồm chi phí thay thế hoặc sửa chữa thiết bị, kế hoạch triển khai sau khi thực hiện công tác kiểm tra theo báo giá 1-1)

  1. BƯỚC 4: ( Thực hiện báo giá 1-1 Công tác bảo trì bảo dưỡng vệ sinh tủ đã ngắt điện hoàn toàn)

1. Thực hiện báo giá 1-1 theo kế hoạch đã thống nhất ( Đưa máy móc xuống hiện trường bắt đầu thực hiện hạng mục bảo trì- bảo dưỡng vệ sinh thay thế)

2. Thực hiện báo giá 1-2

3. Lập bảng báo giá 1-3 ( nếu có) sau khi hoàn tất quá trình bảo dưỡng vệ sinh

  1. BƯỚC 5:

1. Chạy thử nghiệm, báo cáo các nội dung đã tiến hành bão dưỡng, sữa chữa cho khách hàng.

2. Bàn giao thiết bị khi sữa chữa, nghiệm thu và bảo hành cho khách hàng.

Ghi chú: Tổng số đợt thực hiện trực tiếp tại công trình 04 đợt, thời gian mỗi đợt tùy theo khối lượng công trình   

4. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

- Sử dụng máy chuyên dụng công nghệ cao hàng đầu thế giới  ( Các dòng máy trung tâm thí nghiệm quốc doanh đang sử dụng KYORITSU, HIOKI, FLUKE...) để kiểm tra tình trạng cũng như chất lượng điện của hệ thổng điện nhằm tăng tuổi thọ  và đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng, giảm tối thiểu tổn hao cho chủ đầu tư: 

+ Dòng tải (A) : Cân bằng tải giữa các pha, kiểm tra dòng tải có vượt quá định mức cho phép

+ Điên áp (V) : Cân bằng pha, phát hiện được điện áp bất thường như quá áp, thấp áp, thứ tự pha

+ Công suất phản kháng ( Kvar) : Đảm bảo hệ số COS Phi đảm bảo mức cho phép theo tiêu chuẩn điện lực nhằm tránh bị phạt

+ Công suất sử dụng ( KW) : Đối chiếu với số liệu hiện hữu

+ Dòng rò (mA): Phát hiện dòng rò để tìm phương án triệt tiêu nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giảm tối thiểu tổn hao điện năng

+ Sóng hài (THDv, THDi... ) Phát hiện sóng hài để đưa ra phương án khắc phục tránh làm quá nhiệt, quá tải gây cháy nổ thiết bị, tổn hao điện năng

+ Tần số Hz, PF.... và các thông số khác

...... Sau khi hoàn tất kiểm tra lập bảng báo cáo gửi khách hàng và để xuất phương án cũng như giải pháp xử lý triệt để những tổn hại hiện hữu cũng như phương án cần thay thế thiết bị

- Thực hiện kiểm tra các hoạt động cơ học của thiết bị sau đó đánh giá tình trạng cũng như khả năng vận hành của thiết bị để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất, Vệ sinh và tra dầu mỡ phần chuyển động, cơ khí của tủ điện, máy cắt.

- Kiểm tra tình trạng của hệ thống busbar và dây dẫn, Scan cảm biến nhiệt thiết bị và toàn bộ các điểm liên kết để phát hiện các dấu hiệu bất thường....Gia cố lại các mối nối liên kết giữa thiết bị và dây dẫn, busbar...

- Kiểm tra và vận hành thao tác tính hiệu quả của mạch điện điều khiển, các rờ le bảo vệ...

- Phát hiện các tiềm ẩn rui ro về an toàn điện đưa phương án xử lý kịp thời

- Quy hoạch, phân tách lại các đường dây điện (nếu có). Đường dây điều khiển tách rời với đường dây điện động lực nhằm tránh xảy ra nhiễu tín hiệu.

- Vệ sinh và hút bụi, ẩm toàn bộ hệ thống tủ ( thiết bị, khung gầm)

- Bàn giao và hướng dẫn sử dụng cho nhân viên trực tiếp vận hành.

5. CÁC MÁY PHỤ TRỢ HỖ TRỢ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG

     Ghi chú: Trường hợp quý Khách hàng đã ký hợp đồng bảo trì, T2PE sẽ khuyến mãi quý khách 1 năm gói tư vấn hỗ trợ kỹ thuật Online 24/24h

 

 

                                                            

Kết nối với chúng tôi